ATD - Tự tin chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp
[WORKSHOP] Vai trò của Business Analyst trong tổ chức doanh nghiệp
1. Business Analyst - sự bùng nổ về nhu cầu
Business Analyst (BA) ban đầu chỉ xuất hiện trong các tổ chức lớn, nơi nhu cầu tìm hiểu và tối ưu hoá quy trình kinh doanh được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và big data, vai trò của Business Analyst ngày càng mở rộng. Các BA hiện đại không chỉ tập trung vào việc phân tích thông tin mà còn đảm nhận vai trò quản lý, dẫn dắt các dự án chuyển đổi số và cải tiến hiệu suất kinh doanh. Ngày nay, một BA vừa phải linh hoạt kết nối giữa các phòng ban, vừa tham gia vào các chiến lược kinh doanh cốt lõi.
Điều này đã khiến BA trở thành một phần không thể thiếu trong các tổ chức. Nhờ những phân tích của BA, doanh nghiệp có thể nắm được các dự báo, định hướng và giải pháp mới để vượt qua thách thức trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.
Trong tương lai, BA sẽ càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc tích hợp công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Các công cụ phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa sẽ trở thành yếu tố cốt lõi trong công việc của BA, giúp họ đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.
2. Lộ trình phát triển của một BA
Nhờ vào nhu cầu tăng mạnh, BA hiện đang là một vị trí có mức lương tương đối hấp dẫn. Theo thống kê từ PayScale, một BA mới vào nghề có thể đạt được mức lương trung bình là 70.000USD/năm, và tăng lên 90.000USD/năm sau khoảng bảy năm công tác.
Tại Việt Nam, con số này có thể khiêm tốn hơn, nhưng vẫn nằm ở mức trung bình cao khi so sánh với nhiều ngành nghề khác. Mức lương khởi điểm cho BA Fresher dao động từ 12 - 20 triệu VND/tháng; với kinh nghiệm từ 3 - 5 năm, BA sẽ nhận được 20 - 35 triệu VND/tháng; và các BA có kinh nghiệm lâu năm hoặc đảm nhận các vị trí quản lý (Senior BA, Lead BA) có thể đạt mức lương 40 - 60 triệu VND/tháng, thậm chí cao hơn (Tổng hợp từ các trang VietnamWorks, CareerBuilder, Adecco)
Xuất phát từ vị trí BA cũng mở ra cho người lao động cơ hội để thử sức với các ngành nghề khác, vì tính chất công việc của BA là phải hợp tác với nhiều stakeholders của tổ chức. Một hướng đi phổ biến hay được các BA lựa chọn là phát triển thành Product Owner hoặc Product Manager - chịu trách nhiệm định hướng cải tiến sản phẩm, phối hợp với các bên liên quan để đảm bảo sản phẩm phù hợp với chiến lược và nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều con đường khác mà người làm BA có thể cân nhắc.
3. Workshop “Vai trò của Business Analyst trong tổ chức doanh nghiệp"
Cho dù định hướng phát triển của bạn là gì, để thành công dưới cương vị là một BA, bạn luôn cần phải hiểu về tính chất ngành, những công việc chính mà BA đảm nhận, các kỹ năng cần có, phương pháp phát triển kỹ năng, và trả lời được câu hỏi: “Làm thế nào để phát huy tối đa vai trò của BA trong tổ chức?”.
Đây cũng chính là những nội dung sẽ được truyền đạt trong buổi Workshop “Vai trò của Business Analyst trong tổ chức doanh nghiệp" của ATD.
Thông tin Workshop:
Đối tượng: Sinh viên UEH, BA từ các doanh nghiệp, hoặc nhân sự thuộc các lĩnh vực khác quan tâm đến vai trò của BA trong tổ chức
Diễn giả: Thạc sĩ Tâm Phan - Business Analyst Team Manager NashTech Vietnam
Thời gian: 8g30 - buổi sáng ngày 28/09/2024.
Địa điểm: UEH cơ sở B - 279 Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10, TP. HCM
Phí tham dự: Miễn phí.
Nhanh tay đăng ký ngay để tối ưu hoá quy trình kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn!
Đăng ký tham gia
Đăng ký nhận tin mới
Đăng ký nhận tin mới
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THIẾT KẾ
Chính sách
Thời gian làm việc
Thứ 2 - Thứ 6 (Offline): 7h30 - 11h30, 13h30 - 17h00
Thứ 7 - CN (Online): 7h30 - 11h30, 13h30 - 17h00
Bản quyền © 2024 ATD. Tất cả các quyền được bảo lưu. Được xây dựng với Eraweb.