ATD - Tự tin chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp
TIKTOKSHOP E-LOGISTICS: TẠI SAO KHÔNG? MỘT GÓC NHÌN VỀ XU HƯỚNG E-LOGISTICS CỦA TMĐT VIỆT NAM

Trong mô hình hoạt động của E-commerce, có một thành phần cơ bản đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi giá trị: Logistics.
Ở đây chúng tôi không có tham vọng bao quát hết những chi tiết phức tạp của việc xây dựng một mô hình logistics đầy đủ, mà chỉ đưa ra một vài nhận xét về hành trình phát triển của logistics trong hệ sinh thái e-commerce trong vài năm trở lại đây.
Vào giai đoạn đầu tiên của các sàn TMĐT, dịch vụ logistics thường được giao cho bên thứ ba. Lý do hết sức đơn giản là những năm đầu tiên các sàn thường tập trung phát triển tệp khách hàng và nguồn cung ứng cho đến khi đủ quy mô và kinh nghiệm để xây dựng hệ thống logistics riêng.
- Lazada Logistics xuất hiện vào năm 2015, 3 năm sau khi Lazada ra đời.
- Shopee Express được xây dựng từ năm 2020, 5 năm sau khi Shopee bắt đầu hoạt động ở Việt Nam.
Xây dựng một hệ thống e-logistics vận hành trơn tru và đảm bảo đòi hỏi nhiều yếu tố: vốn đầu tư (vào các trung tâm chia chọn, đội xe, mạng lưới bưu cục, công nghệ và con người), thiết kế mạng lưới, kinh nghiệm và quy trình vận hành, quản lý chi phí và dịch vụ. Với tất cả sự phức tạp và quy mô đầu tư đó, bài toán đặt ra cho các sàn TMĐT luôn luôn là: vì sao các sàn cần có e-logistics riêng?
Thứ nhất, sở hữu năng lực logistics riêng của sàn cho phép kiểm soát toàn bộ trải nghiệm người dùng và khách hàng (từ nhà bán hàng cho đến người tiêu dùng cuối), tích hợp toàn bộ trải nghiệm chung của sàn, nhờ vậy sàn TMĐT có thể linh hoạt đưa ra các giải pháp để đảm bảo dịch vụ giao nhận đồng bộ và tốt nhất có thể. Trong e-logistics có khái niệm parcel journey (hành trình của bưu kiện), đòi hỏi quy trình vận hành chặt chẽ được đảm bảo bởi công nghệ, để sàn hiểu rõ từng chi tiết một từ thời điểm gói hàng được nhận vào hệ thống cho đến khi được giao đến người mua. Nhờ các năng lực này mà sàn kiểm soát được chính xác thời gian giao hàng, chu kỳ giao nhận, các quy trình đổi trả và kiểm soát rủi ro tốt hơn.
Thứ hai, logistics nội sàn cho phép các sàn phát triển các dịch vụ tăng thêm. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất thế giới là dịch vụ logistics của Amazon giao hàng cho các khách hàng Prime, miễn phí shipping và giao nhanh trong cùng ngày hoặc 1 đến 2 ngày. Ở Việt Nam chúng ta đều biết đến TikiNow, một dịch vụ cực kỳ được ưa thích bởi khách hàng của Tiki. Ngoài ra, với các thương hiệu hoặc nhà bán hàng, các sàn có thể cung cấp dịch vụ fulfillment để giải phóng họ khỏi việc phải đầu tư vào hạ tầng hoặc sử dụng các dịch vụ logistics thiếu đồng bộ và chuyên nghiệp. Ở đây e-logistics của sàn có thể cung cấp dịch vụ quản lý kho bãi và giao nhận cho các nhà bán hàng thông qua các dịch vụ như Fulfillment by Amazon hoặc Fulfillment by Lazada.
Thứ ba, một lý do ít rõ ràng hơn nhưng cũng quan trọng không kém là logistics nội sàn là một thành tố quan trọng trong việc xây dựng một mô hình tài chính bền vững. Quy mô đơn hàng lớn tạo ra lợi thế so sánh đáng kể về chi phí, có thể dẫn đến lợi nhuận chính từ dịch vụ logistics khi các sàn quản lý logistics như một mô hình kinh doanh riêng biệt. Chúng tôi nhận thấy Shopee trước đây từng cho phép người mua lựa chọn công ty giao nhận cho đơn hàng của họ, nhưng sau đó đã hoàn toàn loại hẳn bước này trong quá trình đặt hàng mà đưa hết đơn hàng về cho Shopee Express. Thực chất khi Shopee cho phép gói hàng được các bên thứ ba giao thì họ cũng đồng thời từ bỏ một phần lợi nhuận tiềm tàng của logistics. Chính khi gom hết đơn hàng về cho đơn vị Shopee Express thì chúng tôi cho rằng Shopee cũng có nhiều cơ hội cung cấp các dịch vụ Freeship mạnh mẽ hơn, và nhờ thế có tác động tích cực trở lại với hoạt động của sàn.
Với các sàn dẫn đầu thị trường, chúng tôi cho rằng việc xây dựng một hệ thống logistics của riêng mình là một bước phát triển gần như chắc chắn, nhằm củng cố lợi thế cạnh tranh và duy trì một hành trình tăng trưởng bền vững. Trong số 4 sàn lớn nhất của Việt Nam hiện nay, chỉ duy nhất Tiktok Shop chưa có logistics nội sàn. Tuy nhiên, căn cứ vào xu thế phát triển chung, chúng tôi cho rằng chỉ trong vòng 1-3 năm nữa (nghĩa là 3-5 năm sau sự xuất hiện của Tiktok Shop từ 2022), có thể thị trường Việt Nam sẽ chứng kiến một dịch vụ logistics nội sàn mới, dựa trên năng lực tài chính và công nghệ hết sức đáng kể của sàn TMĐT này.
Đăng ký tham gia ngay Workshop "Strategic Session: Đường đua của những gã khổng lồ" để khám phá góc nhìn thực chiến từ những người từng ở vị trí lãnh đạo trong các tổ chức thương mại điện tử hàng đầu:
- Địa điểm: UEH University - 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10, TP. HCM
- Thời gian: 9:00 - 12:00, 12/07/2025
- Link đăng ký: tại đây
Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận tin mới
Đăng ký nhận tin mới
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THIẾT KẾ
Chính sách
Thời gian làm việc

Thứ 2 - Thứ 6 (Offline): 7h30 - 11h30, 13h30 - 17h00

Thứ 7 - CN (Online): 7h30 - 11h30, 13h30 - 17h00
Bản quyền © 2024 ATD. Tất cả các quyền được bảo lưu. Được xây dựng với Eraweb.