1. TỔNG QUAN:

Chương trình đào tạo nhằm giúp học viên biết cách sử dụng thuần thục phần mềm SPSS Statistics để thực hiện các phân tích cơ bản dữ liệu định lượng của các cuộc khảo sát điều tra.

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

Hướng dẫn sử dụng phần mềm SPSS Statistics phân tích dữ liệu chéo dạng rời rạc hoặc liên tục. Các bài giảng, bài đọc và bài tập sẽ giúp học viên phát triển khả năng phân tích và diễn giải các kết quả. Khóa học còn trang bị cho học viên khả năng đọc hiểu các báo cáo khoa học định lượng và mở ra khả năng tự học thêm hoặc niềm đam mê và yêu thích phân tích dữ liệu.

3. HỌC PHÍ: 2.500.000 VNĐ/HV

Giảm 20% cho 5 học viên đăng ký đầu tiên.

Giảm 20% cho sinh viên hệ chính quy UEH (đang theo học trong thời hạn)

Giảm 15% học phí cho học viên cao học, văn bằng 2, liên thông của UEH.

Giảm 10% cho đối tượng là sinh viên (ngoài UEH).

Giảm 5% học phí cho cựu sinh viên UEH.

4. THỜI GIAN MỞ LỚP: 23/10/2023 (Thứ 2-4-6; 18h – 20h45)

5. THỜI GIAN HỌC: 6 buổi

6. HÌNH THỨC HỌC TẬP: Trực tiếp tại Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh – UEH

7. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT:

      • Học viên đã kiến thức về Thống kê căn bản/thống kê ứng dụng ở bậc cử nhân/cao học; và Phương pháp nghiên cứu ở bậc cử nhân hoặc tốt hơn nữa là Phương pháp nghiên cứu khoa học ở bậc Sau ĐH.
      • Sử dụng thành thạo máy tính và tin học văn phòng.

8. TÀI LIỆU HỌC TẬP:

Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Statistics (Tập 1), TPHCM, NXB Thống kê.

Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Statistics (Tập 2), TPHCM, NXB Thống kê.

9. NỘI DUNG KHOÁ HỌC:

BàiNội dungChi tiết
Bài mở đầuNGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

– Nghiên cứu học thuật và nghiên cứu ứng dụng.

– Vấn đề của quản lý, điều hành và nghiên cứu ứng dụng

– Vấn đề của lý thuyết và nghiên cứu học thuật

– Nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, nghiên cứu hỗn hợp

– Nghiên cứu và phân tích dữ liệu

Bài 1PHÂN LOẠI DỮ LIỆU, MÃ HÓA, NHẬP LIỆU VÀ MỘT SỐ XỬ LÝ TRÊN BIẾN

– Phân loại dữ liệu.

– Các loại thang đo trong phân tích dữ liệu.

– Nguyên tắc mã hóa và nhập liệu.

– Cửa sổ làm việc của SPSS Statistics.

– Tạo tập tin dữ liệu trong SPSS Statistics.

– Một số xử lý trên biến và làm sạch dữ liệu trước khi phân tích.

Bài 2TÓM TẮT và TRÌNH BÀY DỮ LIỆU

– Bảng tần số các loại và cách thăm dò mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu.

– Các đại lượng thống kê mô tả trên dữ liệu.

– Xem xét giá trị ngoại lệ trong dữ liệu.

– Xem xét phân phối chuẩn của dữ liệu.

– Trình bày kết quả thống kê bằng đồ thị.

Bài 3KIỂM ĐỊNH MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC BIẾN

– Kiểm định mối liên hệ giữa 2 biến định tính.

– Kiểm định mối liên hệ giữa biến định lượng và biến định tính.

– Kiểm định trung bình hai tổng thể.

– Kiểm định ANOVA.

– Kiểm định mối liên hệ giữa 2 biến định lượng bằng hồi quy tuyến tính.

– Hệ số tương quan Pearson.

– Hệ số tương quan hạng Spearman.

– Hồi quy tuyến tính đơn.

– Hồi quy tuyến tính bội.

– Hồi quy với biến giả.

– Các vấn đề của mô hình hồi quy tuyến tính (Đa cộng tuyến, Nội sinh, Phương sai thay đổi…).

Bài 4KIỂM ĐỊNH THANG ĐO

– Lý thuyết khoa học và khái niệm nghiên cứu.

– Chi tiết hóa khái niệm nghiên cứu thành thang đo lường khái niệm nghiên cứu.

– Đánh giá chất lượng đo lường khái niệm nghiên cứu.

– Kiểm tra độ tin cậy của thang đo khái niệm nghiên cứu (Hệ số Cronbach Alpha).

– Kiểm tra tính giá trị của thang đo khái niệm nghiên cứu (phân tích nhân tố EFA).

– Vai trò của phân tích nhân tố EFA trong đánh giá chất lượng thang đo.

– Tiến hành phân tích nhân tố, xoay nhân tố.

– Giải thích kết quả, đặt tên nhân tố.

– Sử dụng kết quả của phân tích nhân tố trong các kỹ thuật phân tích khác.

Bài 5TỔNG KẾT

– Thảo luận về một số nghiên cứu thực tế trong và ngoài nước.

– Hướng phát triển sắp tới của các đề tài định lượng trong kinh tế kinh doanh.

– Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu.

Giảng viên:

ThS. Nguyễn Thảo Nguyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *